Là quốc hồn, quốc túy của dân tộc, Phở tự bao giờ đã trở thành một điều tự hào khó nói nên lời trong mỗi con người đất Việt. Phở với người Việt không chỉ là một món ăn đơn thuần mà thể hiện sự tinh túy ẩm thực trong tâm hồn Việt.
PHỞ TỰ KHI NÀO
Không ít người đã đi tìm căn nguyên, điểm khởi đầu của phở. Sự xuất hiện của phở có quá nhiều những dấu hỏi, những nghi vấn và những tranh cãi. Ban đầu, phở có thể là món xáo trâu rẻ tiền mà dân Giao Cù nấu để bán cho công nhân. Đó là thứ xáo được nấu bằng xương trâu, xương bò và những phần thịt bạc nhạc, nồng mùi gừng để khử mùi gây và ăn với một loại bánh đa làm từ bột gạo hoặc bún. Công thức nấu phở bắt đầu hình thành ổn định với nước dùng được ninh bằng xương ống bò, với bánh phở được làm từ gạo tẻ ngon, với thịt bò đa dạng như bắp, gầu, nạm được luộc chín, với các loại gia vị và rau thơm phù hợp. Phở chính thức trở được coi là thứ quà ngon, tinh tế, bổ dưỡng, hấp dẫn nhưng không quá đắt tiền đối với mọi đối tượng trong xã hội. Phở không còn lê la ở khu nhà nghèo, công xưởng mà đã thâm nhập vào khu vực buôn bán sầm uất.
PHỞ TỪ QUÊ ĐẾN NHÀ HÀNG
Những gánh phở, tô phở dung dị ấy cứ mãi phát triển trở thành biểu tượng ẩm thực Việt Nam trong lòng người con đất Việt và bạn bè quốc tế.
Tiếp nối truyền thống ấy, Phở Thúy ra đời là để mang đến cho thực khách gần xa tinh hoa ẩm thực Việt. Phở không còn nằm trên gánh, trên vai các dì các mẹ, mà đã được bày trí tinh tươm, bắt mắt trong không gian thoáng mát, ấm cúng. Cùng với đó là sự tận tình của đội ngũ nhân viên. Trong không gian ấy cũng lưu giữ những hình ảnh đẹp mang đầy hoài niệm về Phở xưa. Để cho thực khách không chỉ thưởng thức vị ngon của Phở mà con thêm một chút đong đầy nỗi nhớ. Để tô phở không chỉ ngon về nước dùng, bánh phở mà còn giữ trọn hương vị phở xưa.